Răng khôn luôn là một trong những ám ảnh của hầu hết chúng ta. Mang tên là răng khôn nhưng chúng có thực sự khôn hay không? Và chúng ta đã biết gì về những chiếc răng khôn ấy. Cùng Kan Dental tìm hiểu ngay trong bài viết này tất cả những điều chưa biết về răng khôn.
1. Răng khôn là gì ?
– Là chiếc răng cối thứ 3 hay còn gọi là răng số 8 (răng cấm), thường mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Răng khôn sẽ mọc từ khoảng 18 đến 24 tuổi, tuy nhiên không phải ai cũng mọc răng khôn.
– Chính vì răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm nên thường không có đủ chỗ để mọc lên, thế nên khi mọc thường để lại các biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm,…
– Răng khôn là những chiếc răng mọc lên sau cùng trên cung hàm và thường đi kèm với các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy ở phần nướu mọc răng khôn. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm mới mọc hết răng khôn.
2. Những dấu hiệu khi mọc răng khôn cần biết
SƯNG NƯỚU Ở GÓC TRONG CÙNG CỦA RĂNG
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác hơi ngứa nhưng chỉ trong ngày nướu sẽ sưng lên càng lúc càng to.
Khi răng khôn bị mọc kẹt bên dưới không trồi lên hết sẽ làm phần lợi phía trên và xung quanh răng bị sưng phồng. Đến khi răng đã mọc ổn định nướu răng sẽ trở lại bình thường.
KHÓ MỞ MIỆNG
Răng khôn sắp mọc cũng là lúc hàm của bạn có dấu hiệu cứng và khó mở rộng ra do nướu sưng đỏ, cử động cơ miệng không còn linh hoạt như trước khi. Hàm của bạn sẽ bị cứng khi mở to vì bị phần nướu sưng đau tác động.
HƠI THỞ CÓ MÙI HÔI
Do mọc răng, vùng nướu bị tổn thương kết hợp với thức ăn thừa bám ở vùng răng trong khiến hơi thở có mùi khó chịu.
VỊ KHÁC LẠ
Vị khác lạ: vị trong miệng bạn khi răng khôn sắp mọc sẽ thay đổi, nhưng dấu hiệu này rất ít ai nhận ra, chỉ khi dấu hiệu hôi miệng biểu hiện bạn mới cảm nhận được vị lạ trong miệng.
ĐAU KHI MỞ MIỆNG
Vùng hàm trong sẽ nâng đỡ cả hàm ngoài, vì thế khi bên trong bị tổn thương, mỗi lần mở miệng là cả một vấn đề. Đặc biệt ở giai đoạn răng khôn chưa mọc ra khỏi lợi, hàm bạn sẽ có cảm giác nặng nề và đau nhức.
3. Nhổ răng khôn an toàn – không đau tại Kan Dental
– Răng khôn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho xương hàm và những chiếc răng khác, nên việc nhổ răng khôn là điều cần thiết. Với quy trình nhổ răng khôn hiện đại được hỗ trợ bởi thiết bị siêu âm tiên tiến, các bạn có thể yên tâm điều trị mà không cần phải lo lắng nhổ răng khôn có đau không?
– Tại Kan Dental ( 39 Đinh Công Tráng- Quận 1- Hồ Chí Minh), các bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện nhổ răng khôn cho bạn theo quy trình khép kín, an toàn, giúp loại bỏ những rắc rối mà chiếc răng này mang lai.
Nhổ răng khôn là biện pháp được chỉ định cho những trường hợp răng khôn mọc bị đau, mọc lệch, mọc ngầm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy nên làm gì sau khi nhổ răng khôn, chăm sóc vùng nhổ răng khôn ra sao, lưu ý những biến chứng gì, ăn uống như thế nào là hợp lý. Lưu ý một chút, bạn sẽ hạn chế được những vi khuẩn tấn công vào vùng răng mới nhổ.
Thường thì sau ca mổ, các vết thương mất khoảng 1-2 tuần để lành. Tuy nhiên, để mất cảm giác đau đớn hoàn toàn, hoặc để vết thương được lành tuyệt đối thì cần thời gian dài, và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.Trong khoảng thời gian này, cần có những lưu ý đặc biệt để chăm sóc cho vết thương nhanh lành, không bị viêm nhiễm.
– Cẩn thận không cắn má trong, môi hay lưỡi của bạn vì lúc này khu vực xung quanh vẫn còn tê, cảm giác không được tốt.
– Gối cao đầu khi nằm để tránh kéo dài thời gian chảy máu.
– Ăn các thức ăn mềm như súp loãng, cháo… Dần dần thêm các loại thực phẩm rắn để chế độ ăn uống giúp bạn mau hồi sức.
– Tránh chà xát lưỡi hoặc đụng ngón tay vào phần nhổ răng. Tuy nhiên vẫn phải duy trì đánh răng và cọ lưỡi hàng ngày một cách nhẹ nhàng cẩn thận.
– Không sử dụng ống hút trong vài ngày đầu tiên. Ngậm ống hút có thể làm lỏng các cục máu đông và trì hoãn việc hồi phục.
– Không hút thuốc ít nhất trong 24 giờ sau khi nhổ. Hút thuốc làm các cục máu đông bị loãng ra, giảm nguồn cung cấp máu, có thể mang mầm bệnh và các chất ô nhiễm vào khoang miệng.
– Thư giãn sau khi nhổ răng khôn. Hoạt động thể chất mạnh có thể làm tăng việc chảy máu.
Lưu ý các biến chứng cũng là một việc làm gì sau khi nhổ răng khôn cần thiết, bởi nếu gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường nào sau nhổ răng khôn, hãy gặp và xin lời khuyên của bác sỹ trước khi tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào để khắc phục tình hình. Do vậy, ngoài việc tìm hiểu việc nên làm gì sau khi nhổ răng khôn, trước khi nhổ răng bạn cũng nên tham khảo địa chỉ nhổ răng khôn tại các nha khoa có uy tín cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt.
Sâu răng, ăn nhiều thực phẩm có tính acid, lạm dụng chất tẩy trắng, chải răng sai cách… là những nguyên nhân khiến răng ê buốt.
Răng cấu tạo gồm lớp men, ngà và tủy răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Tuy nhiên, các thói quen ăn uống, sinh hoạt tai hại có thể bào mòn lớp men bao phủ, khiến ngà răng và ống ngà lộ ra ngoài và dẫn đến ê buốt răng. Ngoài ra, tụt nướu cũng có thể làm lộ ngà răng và gây ê buốt.
Ê buốt răng là một dấu hiệu của răng nhạy cảm. Tại Việt Nam, có 50% dân số gặp vấn đề răng ê buốt (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos tháng 8/2014). Tuy nhiên, do chủ quan, tỷ lệ người đi khám nha sĩ hoặc tìm giải pháp cho vấn đề này lại thấp. Nếu bị răng ê buốt bởi những nguyên nhân dưới đây, bạn nên sớm thăm khám nha sĩ.
– Ăn nhiều thực phẩm có tính acid: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều acid có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, khiến răng ê buốt và hình thành các đốm đen sâu răng.
– Thường xuyên ăn thực phẩm cứng: Nhai thực phẩm cứng hay cắn ngập răng dễ gây mẻ, lung lay chân răng, thậm chí gãy răng. Khi chiếc răng bị vỡ, lớp tủy nằm sâu trong răng dễ bị kích thích, gây ê buốt.
– Lạm dụng chất tẩy trắng răng: Các thuốc tẩy trắng răng, kem đánh răng có nồng độ chất làm trắng peroxide cao có thể giúp nụ cười của bạn thêm rạng rỡ, song cũng có thể làm tổn thương răng và gây ra cảm giác ê buốt.
– Lạm dụng nước súc miệng: Sử dụng quá nhiều nước súc miệng có thể gây nên tình trạng răng nhạy cảm do trong nước súc miệng có chứa axit. Vì thế bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
– Sâu răng: Sâu răng khiến lớp tủy răng dễ bị kích thích khi thưởng thức các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt. Cảm giác ê buốt có thể xuất hiện ngay cả khi không khí lọt vào lỗ sâu răng.
– Nghiến răng: Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể, tuy nhiên, thường xuyên nghiến răng có thể khiến men răng bị bào mòn.
– Thẩm mỹ răng: Chỉnh hình, niềng răng thẩm mỹ… có thể tác động gây mòn men răng, lộ ngà răng, dẫn tới hiện tượng ê buốt răng.
– Chải răng sai cách: Chải răng càng mạnh giúp răng càng sạch và loại bỏ nhiều vi khuẩn là quan niệm sai lầm. Tuy nhiên, theo nha sĩ, chải răng mạnh khiến lớp men răng bị tổn thương, có thể tụt nướu, lộ ngà, ê buốt răng.
Cảm giác ê buốt không chỉ ảnh hưởng tới thói quen ăn uống, lối giao tiếp, mà còn gây ra nhiều vấn đề răng miệng phức tạp khác. Bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách chải răng nhẹ nhành bằng bàn chải lông mềm, đầu tròn, có độ đàn hồi tốt trong 2-3 phút và dành 30 giây làm sạch mảng bám tại các góc răng miệng.
Ngoài ra, nên dùng kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt mỗi ngày, chứa hoạt chất strontium acetate hoặc potassium nitrate. Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride ngăn ngừa sâu răng cũng là cách hiệu quả giảm tình trạng răng ê buốt, song liều lượng cần tuân theo chỉ dẫn của nha sĩ.
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 và 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức. Cùng KanDental tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tại sao răng khôn hay mọc kẹt, mọc ngầm
Răng khôn thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước. Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
Biến chứng bởi răng khôn mọc kẹt
Răng khôn kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, kết hợp với việc thức ăn đọng bên dưới nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được. Điều này dẫn đến phản ứng viêm, đau và nhiễm trùng.
Răng khôn mọc ở góc độ sai, sẽ tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh. Điều này gây nhồi nhét thức ăn và lắng đọng vi khuẩn. Vị trí phía sau của răng khôn trong miệng khó có thể làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa dẫn đến sâu răng bên cạnh và gây bệnh nha chu răng bên cạnh.
Áp lực mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
Thời điểm nào nhổ răng khôn là tốt nhất
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Khi nào nên nhổ răng khôn
– Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.
– Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.
– Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.
– Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.
Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ
– Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
– Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…
– Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.
Làm gì trước khi nhổ răng khôn
Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.
Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.
Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.
4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu.
– Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
– Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.
– Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.
– Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng
Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
Điều kiện áp dụng cho bọc sứ/Răng sứ veneer là khi bạn làm trên 8 đơn vị răng sẽ được áp dụng ưu đãi.
Điều kiện áp dụng dành cho tẩy trắng răng là khi bạn đi 2 người trở lên thì sẽ được giảm giá 50%, tặng khay ngập tại nhà trị giá 250.000VND cùng với đánh bóng và cạo vôi răng miễn phí.