Bài viết liên quan
Cười hở lợi là gì – chỉ 5 giây phát hiện ngay tình trạng của lợi
Rất nhiều phụ huynh, người lớn thường có những thắc mắc như là:
– Con tôi năm nay xx tuổi, bị cười hở lợi, tôi muốn cháu trở nên xinh xắn hơn tôi có nên cho cháu phẫu thuật cười hở lợi ??
– Con tôi còn nhỏ, điều trị cười hở lợi sớm có sợ bị ảnh hưởng đến răng miệng không ??
– Bao nhiêu tuổi là đủ tuổi để điều trị cười hở lợi ?
Vân vân, rất nhiều thắc mắc mà phụ huynh đưa ra… Như chúng ta đã biết thì trẻ em từ 1 – 16 tuổi đang là thời kì phát triển mạnh mẽ, đây cũng là độ tuổi mà sự thay đổi. sự phát triển về răng của trẻ cần được chú trọng đặc biệt. Khoảng 7 đến 8 tuổi là gần như bé mọc đủ răng sữa, 10 -14 tuổi hàm răng sữa đã được thay thế gần hết bằng răng vĩnh viễn. Tại thời điểm này, trẻ đặc biệt nhạy cảm với bất kì một sự tác động nào tới từ bên ngoài lên răng miệng.
Vậy nên, bố/mẹ nào có con bị cười hở lợi và đang có ý muốn điều trị cho con thì nên đọc kĩ bài này trước khi quyết định !!
Cười hở lợi có nhiều nguyên nhân dẫn đến như: do xương hàm quá phát triển, răng ngắn, lợi bị phì đại. Và liệu pháp điều trị hiện nay cũng có rất nhiều như, tiêm hoạt chất môi, chỉnh nha, phẫu thuật. Tuỳ tình trạng nặng nhẹ, cũng như yếu tố sức khoẻ bệnh nhân mà nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Và trường hợp đang nói tới trong bài này là trẻ em, theo lời khuyên của nha sĩ trẻ em dưới 18 tuổi KHÔNG NÊN điều trị cười hở lợi vì những lý do chính sau:
Thứ nhất, trẻ em dưới 18 tuổi như đã nói ở trên đang là độ tuổi phát triển, có nhiều sự thay đổi về cơ thể nói chung, cũng như răng hàm mặt nói riêng. Trong thời kì này không nên can thiệp bằng phẫu thuật hay những tác động tương tự lên răng hàm mặt của trẻ. Vì nếu không may, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, hàm, mặt của trẻ sau này.
Thứ hai, trẻ em trong độ tuổi này chưa phải là độ tuổi thích hợp để tiến hành phẫu thuật, có thể trẻ có đủ sức khoẻ để tiến hành ca phẫu thuật nhưng để phẫu thuật thành công còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Vậy nên bố/mẹ có con bị cười hở lợi hãy để trẻ qua 18 tuổi hẵng tiến hành điều trị.