Nhiệt miệng và chảy máu chân răng là những bệnh răng miệng thông thường. Những bệnh này nếu biết chăm sóc và ăn uống có thể tự khỏi nhanh chóng. Ngược lại nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây hậu quả khôn lường đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai.
Trước tiên cùng Kan Dental cần hiểu rõ nhiệt miệng chảy máu chân răng là gì?
Nhiệt miệng thời kỳ đầu chỉ là những vết loét nhỏ trong niêm mạc, cổ họng. Sau đó có thể lan rộng, lên mủ, gây đau đớn mỗi khi nhai nuốt. Do đó người bệnh không muốn ăn, ăn mất ngon, mất ngủ kéo dài và suy nhược trầm trọng. Lâu dần những mụn nước to lên và dễ vỡ. Khi vỡ nó sẽ để lại vết loét nông ở niêm mạc gây cảm giác đau đớn khó chịu khi nói hoặc ăn uống. Thông thường bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi, không gây sốt hay nổi hạch nhiệt miệng, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì bệnh có thể biến chứng nặng hơn như sưng viêm, tấy đỏ, sốt cao và nổi hạch nhiệt miệng ở góc hàm.
Chảy máu chân răng có một số biểu hiện như sưng, tấy đỏ và đau nhức ở nướu. Lợi răng phù thũng, gai lợi giữa các răng lộ rõ. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến chân răng bị chảy máu và rất khó dừng, đặc biệt là khi chải răng rất dễ làm răng chảy máu.
Ở những phụ nữ trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai thường hay bị nhiệt miệng và chảy máu chân răng. Có tới 50% phụ nữ mang thai gặp các hiện tượng này. Đó là bởi vì trong thời kỳ mang thai nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nồng độ progesteron tăng cao hơn khiến cho nướu răng nhạy cảm hơn với các vi khuẩn có trong khoang miệng. Ngoài ra lượng máu cung cấp cho vùng miệng của phụ nữ có thai cũng cao hơn.
Phụ nữ bị nhiệt miệng chảy máu chân răng trong thời gian thai kỳ có thể gặp nhiều nguy hiểm. Ngoài việc phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu có thể làm mất ăn mất ngủ và suy nhược cơ thể trầm trọng thì người mẹ còn có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra còi cọc, yếu ớt.
Vì vậy cần phải nắm vững việc điều trị bệnh nhiệt miệng chảy máu chân răng. Đặc biệt khi đang mang thai, người phụ nữ không thể sử dụng các loại thuốc thanh nhiệt nên chỉ có thể chữa trị bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chú ý không đánh quá mạnh sẽ gây tổn thương nướu và lợi, bệnh trở nên trầm trọng thêm.
- Khi bị chảy máu có thể sử dụng túi trà nhúng vào nước lạnh đặt vào vị trí đó sẽ có tác dụng tạm thời.
- Để giảm nhiệt miệng cần đặc biệt cần phải bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng như tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chua có thể gây đau đớn và trầm trọng các vết viêm loét như: chanh, ớt, hạt tiêu, bưởi…
- Khi bệnh kéo dài nên tới các cơ sở y tế để hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.