KAN Dental - Nụ cười Việt Nam - Chất lượng quốc tế

Opening Hours : Monday to Sunday - 9:00 to 20:00
  Contact : 038 999 1150

All posts by nhakhoakandental

[Infographic] Bệnh nghiến răng – Nguyên nhân và cách khắc phục

Y học gọi đó là bệnh nghiến răng, các trường hợp nghiến răng đều xuất phát từ sự căng thẳng và lo âu, ảnh hưởng một cách vô thức đến con người trong khi ngủ.

Lâu dài, thói quen này sẽ gây ra những tổn hại cho răng và nhiều biến chứng khác. Tuy nhiên, nếu bạn dành một chút thời gian tìm hiểu để khắc phục thì mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Hãy cùng Kan Dental tìm hiểu những lí do và cách khắc phục bệnh nghiến răng này nhé!

 

 

KAN Dental – 39 Đinh Công Tráng P. Tân Định, Quận 1.
HOTLINE: 0168 999 1150 – Đặt lịch hẹn để được phục vụ tốt nhất nhé.

Read More

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG BẠN NÊN BIẾT

Tủy răng theo như nghiên cứu  là một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng. Mục đích quan trọng của việc chữa tủy răng là lấy hết được tủy răng bị viêm ra khỏi toàn bộ hệ thống ống tủy và hàn trám bù đầy đủ chất hàn vào hệ thống ống tủy đó để bảo tồn răng, giữ lại răng thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau đớn của viêm tủy răng.

Lấy tủy răng là trường hợp bất đắc dĩ phải chỉ định khi tủy răng đã bị viêm nhiễm nặng, không có cách nào để khắc phục hoặc bảo tồn. Vì khi lấy tủy cũng coi như nguồn mạch nuôi dưỡng răng không còn, răng coi như đã “chết”. Tuy nhiên, việc giữ lại những mô tủy đã chết sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn, dẫn đến áp xe quanh chân răng, nhiễm trùng máu…

Thông thường, việc tủy răng tổn thương không những khiến bạn tự ti trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ điều trị tủy răng theo 5 bước sau:

Bước 1 – Sau khi đặt thuốc chết tủy hoặc chích thuốc tê, nha sĩ sẽ khoang một lỗ hổng xuyên qua thân răng vào buồng tủy.

Bước 2 -Xác định chiều dài của ống tủy, rút ra phần tủy bị hư. Ống chân răng được làm sạch, mở rộng và điều chỉnh hình dạng.

Bước 3: Ống chân răng được độn và hàn lại. Một trụ bằng kim loại có thể được gắn vào để củng cố răng hoặc giữ lại các chất dùng để phục hồi răng.

Bước 4: Răng được trám lại. Thường thì mão chụp răng bằng vàng hoặc sứ giúp bảo vệ cho răng.

 

Đây chính là 5 bước cơ bản trong điều trị tủy răng. Sau khi điều trị tuỷ răng, răng thường giòn, dễ vỡ, dễ đổi màu. Vì thế, để tránh việc mất thẩm mỹ về sau, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn quá cứng… Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc việc bọc răng sứ hoặc răng sứ veneer để có thể đảm bảo thẩm mỹ cho răng.

Nếu có gì cần tư vấn, các bạn đừng ngại gọi Hotline: 0168 999 1150  để được tư vấn trực tiếp nhé!

Nguồn: Kan Dental

Read More

Răng trắng bóng, hết mảng bám sau 5 phút nhờ hỗn hợp rẻ tiền

Bạn sẽ nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng mà không hề tốn kém với 5 nguyên liệu rẻ tiền có ngay trong nhà bếp. Cùng Kan Dental tham khảo điều kì diệu này nhé. 

Người xưa thường có câu “cái răng cái tóc là góc con người” ý chỉ những chi tiết rất nhỏ này là yếu tố tiên quyết làm nên vẻ đẹp con người. Đúng vậy, một hàm răng trắng sáng cùng nụ cười tỏa nắng sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đối diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu một hàm răng trắng đẹp và chắc khỏe. Để khắc phục những hạn chế này, đã có rất nhiều loại thuốc làm trắng răng ra đời, có hiệu quả ngay tức thì nhưng cực kỳ đắt đỏ, không phải ai cũng có đủ điều kiện để sở hữu.

 

Đáng ngạc nhiên là chính những thực phẩm có ngay trong nhà bếp như vỏ cam, vỏ chuối, chanh muối hay than củi… lại là “thần dược” giúp răng bạn trắng sáng chỉ trong tích tắc. Bạn không cần phải tốn tiền đầu tư vào những sản phẩm chăm sóc răng miệng đắt tiền mà hàm răng vẫn trắng đẹp, chắc khỏe một cách tự nhiên. Hãy cùng Kan Dental tham khảo cách làm trắng răng từ những nguyên liệu rẻ tiền trong bài viết này.

1.    Vỏ cam

Vỏ cam hay cùi cam có khả năng trị mảng bám và vết ố vàng trên răng vô cùng hiệu quả. Phần cùi trắng bên trong của vỏ cam có chứa limonene vừa giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng trên răng hiệu quả vừa làm răng sáng bóng mà không hại men răng.

Cách làm rất đơn giản: Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ cam và chà phần cùi trắng bên trong lên răng trong khoảng từ 5 đến 7 phút rồi súc miệng với nước muối sạch. Áp dụng cách này hàng ngày, chỉ sau 1 tuần là răng bạn đã hoàn toàn trắng bóng, các vết ố vàng cũng tiêu biến hết.

2.    Vỏ chuối chín

Cũng giống như cam, vỏ chuối có công dụng làm trắng răng hiệu quả. Hàng ngày vào buổi sáng, hãy lấy phần vỏ chuối thừa chà lên răng khoảng 5 phút, sau đó giữ nguyên trong vòng 10 phút rồi mới súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện thêm một lần nữa vào buổi tối trước giờ ngủ để có kết quả tốt hơn.

3.    Dầu dừa

Dầu dừa quả là một siêu nguyên liệu làm đẹp với rất nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ giúp làm dài mi, dưỡng tóc mềm mượt, tẩy tế bào chết… dầu dừa còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn làm hại răng, gây sâu răng và giúp răng trắng đẹp.

Chỉ cần súc miệng với 2 thìa dầu dừa vào mỗi sáng bạn sẽ thấy sự thay đổi tích cực của hàm răng.

4.    Chanh và muối

Muối là loại gia vị có tính năng làm sạch và diệt vi khuẩn rất tốt, chanh chứa axit tự nhiên có khả năng loại bỏ mảng bám hiệu quả. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ trở thành một hỗn hợp làm trắng răng siêu tốt.

Nước cốt chanh trộn với muối theo tỷ lệ 3:1 rồi ngậm trong miệng khoảng 1 phút. Sau đó súc miệng với nước ấm.

5.    Than củi

Chúng ta thường dùng than củi để nấu nướng mà không biết rằng đây cũng là một nguyên liệu tự nhiên có công dụng làm trắng răng siêu nhanh mà không hề gây hại sức khỏe.

Hoạt chất trong than củi có tác dụng làm trắng răng, xóa mảng bám hiệu quả

Lấy một viên than chà nhẹ nhàng lên răng theo hình vòng tròn sau đó đánh răng lại với bàn chải. Cách làm này tuy tạo cảm giác xấu xí và hơi đáng sợ vì cả hàm răng và miệng sẽ bị phủ bởi màu đen. Tuy nhiên chỉ cần đánh răng lại bằng bàn chải, răng sẽ trắng sáng hơn đáng kể.

Với 5 cách làm trắng răng hiệu quả từ những nguyên liệu “rẻ như cho” trên đây, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu nụ cười tỏa nắng khiến bao người ngất ngây mà không lo ngại tình trạng răng vàng ố quay trở lại.

Nguồn: Kan Dental

Read More

Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ hay không?

Bạn đang phân vân có nên bọc răng sứ thẩm mỹ không? Những trường hợp nào cần bọc răng sứ và loại sứ nào tốt và đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe?
Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ hay không?

Với những trường hợp hô, răng thưa hay răng mọc lệch lạc thì giải pháp tốt và mang tính chất lâu dài thì nên chọn phương pháp niềng răng– chỉnh nha. Niềng răng mất khá nhiều thời gian và chi phí hơi cao hơn so với bọc răng sứ nhưng vẫn được đa số bệnh nhân sử dụng vì những lợi ích mà sau khi niềng răng mang lại. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân không có điều kiện thì vẫn chọn giải pháp bọc răng sứ.

Còn những trường hợp như mất răng, răng sâu lớn, răng bị mòn mặt nhai nhiều hay răng vỡ mẻ lớn… thì nên bọc răng sứ. Bọc răng sứ mang lại khá nhiều lợi ích như:

– Răng sứ giúp phục hồi chức năng ăn nhai như răng thật.

– Với những răng đã lấy tủy hay vỡ, mẻ lớn thì đây là cách bảo tồn răng lâu dài hơn. Trám răng ở những trường hợp vậy chỉ mang tính chất tạm thời không bền chắc như răng sứ.

– Răng sứ giúp bạn phục hồi chức năng thẩm mỹ cao. Một chiếc răng sứ khi được gắn sẽ có màu răng và hình dáng trông như răng thật.

– Đối với những cửa thì răng sứ có khả năng cải thiện giọng nói giúp bạn không bị líu lưỡi và phát âm chuẩn hơn.

– So với hàm tháo lắp thì bọc sứ giúp bạn thoải mái và thuận tiện hơn, không gây đau hay khó chịu. Răng sứ khi gắn sẽ ôm sát viền nướu, khớp cắn chuẩn giúp bạn tư tin và thoải mái hơn trong giao tiếp.

Ngoài những ưu điểm mà răng sứ mang lại bên cạnh đó còn tồn tại một số nhược điểm như răng sứ khi được lắp ráp không đúng kỹ thuật khớp cắn không chuẩn khiến bệnh nhân ăn uống gặp khó khăn, độ khít sát giữa răng sứ và cùi răng chưa chuẩn. Ngoài ra, chính chế độ ăn uống không phù hợp hay chăm sóc bảo vệ răng miệng không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng sứ mau xuống cấp. Bạn nên nhớ răng sứ cũng như răng thật bạn bảo quản và gìn giữ chúng sẽ sử dụng được lâu.

Tại sao Kan Dental lại được khách hàng làm địa chỉ tin cậy khi làm răng sứ thẩm mỹ

Boc răng sứ thẩm tại Kan Dental – phương pháp làm đẹp răng an toàn và hiệu quả. Sử dung sứ siêu mỏng công nghệ 3D siêu chính xác.

Kan Dental cam kết bền màu vĩnh viễn, không cần phải tẩy trắng nữa. Bảo tồn răng tối đa. Đặc biệt khi làm tại Kan Dental, bệnh nhân không cần mài nhỏ răng, không đen viền.

Ưu điểm: Bọc răng sứ có tính thẩm mỹ cao, độ bền dài lâu theo thời gian, an toàn tuyệt đối, không đau, không biến chứng, kha năng cảm biến thức ăn như răng thật, rút ngắn tối đa thời gain bọc răng sứ.

Read More

Răng khôn nên nhổ hay không?

Nhiều người mê tín cho rằng chiếc răng khôn mang lại nhiều may mắn nên ngay cả khi chiếc răng ấy gây ra những phiền toái, họ cũng ráng chịu đau, mua thuốc uống cho qua để có thể giữ lại “điềm lành”.

Đây là quan niệm sai lầm, bởi giữ hay nhổ răng khôn phải tuỳ vào tình trạng của răng, nếu đáng nhổ mà cứ giữ thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ. Hãy cùng Kan Dental tìm hiểu về các trường hợp cụ thể nên nhổ hay không nhổ răng khôn nhé?

Khi nào nên nhổ răng khôn

– Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

– Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

– Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

– Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Khi nào nên để lại răng khôn không nhổ

– Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.

– Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…

– Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.

Làm gì trước khi nhổ răng khôn

Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.

Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

 

Lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.

4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu.

– Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.

– Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.

– Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.

– Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng

Read More
038 999 1150
Hỗ trợ trực tuyến